Nguyên nhân và cách điều trị viêm mí mắt trên

Viêm mí mắt là một bệnh lý khá phổ biến, nhất đâu là với người cao tuổi, nữ giới có thói quen makeup mắt, người sống thường xuyên ở nơi ô nhiễm. Bị viêm mí mắt có thể xuất hiện ở cả hai mí, nhưng phổ biến hơn vẫn là viêm mí mắt trên. Bệnh lý tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng mí mắt, có khi mí mắt bị sưng lên, có mủ… vừa mất thẩm mỹ, vừa không được thoải mái. Điều trị viêm mí mắt đòi hỏi phải có thuốc chuyên dụng và nhiều trường hợp còn phải chích rạch dẫn mủ. Đi sâu về vấn đề hơn nữa, mời các bạn theo dõi tiếp ở nội dung bên dưới.

>>> Cắt mí mắt bao lâu thì bình thường

Sơ lược về cấu trúc của mí mắt

Mí mắt của chúng ta quan sát sẽ thấy gồm có mí trên và mí dưới. Cả 2 mí đều tiếp giáp, bao bọc trực tiếp lấy nhãn cầu, tiếp giáp với da mặt. Trên mỗi bờ viền mi đều có sự xuất hiện của lông mi và lông mi mọc ở mi mắt trên thường dày, dài và to hơn so với lông mi mọc ở mi mắt dưới.

 viêm mí mắt trên 2
Cấu trúc của mí mắt

Về cấu trúc hợp thành, mi mắt được cấu thành bởi 4 lớp đó là:

  • Da mi
  • Cơ mi
  • Sụn mi
  • Kết mạc

Chức năng hoạt động của cấu trúc mi mắt

Mi mắt là bộ phận cực kì quan trọng với cặp mắt, nó có chức năng bảo vệ nhãn cầu khỏi mọi tác nhân gây hại từ bên ngoài như: Các va đập, khói bụi, ánh sáng, mỹ phẩm… Toàn bộ những hoạt động của mi mắt như là chớp mắt, nhắm mắt tưởng chừng vô hại nhưng thực tế đó chính là những động thái mang tính chất bảo vệ mắt trực tiếp khỏi các tác nhân bên ngoài đã được kể trên cùng với đó còn tránh khô mắt.

Cấu trúc mi mắt được khỏe mạnh, khả năng bảo bệ mắt sẽ tốt nhất giúp mắt tránh được các tác nhân làm hại từ phía ngoài, giúp bạn có được cặp mắt khỏe mạnh, có được khả năng nhìn và phân tích thông tin hình ảnh từ mắt tốt nhất. Và ngược lại, mi mắt yếu, đôi mắt không được bảo vệ an toàn sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra.

Các nguyên nhân gây viêm mí mắt

Viêm mi mắt là một trong số những bệnh lý khiến mi mắt không được khỏe, từ đó làm giảm khả năng bảo vệ mắt và thậm chí còn tạo cảm giác khó chịu cho mắt. Các nguyên nhân gây viêm mí mắt có thể biết đến là:

  • Thói quen vệ sinh mắt không được sạch sẽ (lười rửa mặt, dùng khăn bẩn lau mắt, nước dùng bẩn…)
  • Do khói bụi ngoài môi trường tác động
  • Do vi khuẩn có hại xâm nhập
  • Do trang điểm mà không tẩy trang hoặc tẩy trang chưa sạch

Triệu chứng của viêm mí mắt

Muốn phát hiện ra các vấn đề khác lạ trên mi mắt là do mắc bệnh viêm mi mắt, hãy căn cứ vào các triệu chứng đặc trưng:

viêm mí mắt trên 3
Triệu chứng của viêm mí mắt trên

Triệu chứng cơ bản thường gặp

  • Ngứa mí mắt
  • Lông mi rụng nhiều
  • Có cảm giác có bụi hoặc dị vật trong mắt
  • Chớp mắt nhiều liên tục
  • Thường xuyên có rỉ mắt
  • Bờ mi có vảy
  • Đỏ ửng bờ mi

Triệu chứng khi bệnh đã nặng

  • Viêm loét bờ mi (gặp tình trạng này mi mắt rất ngứa, mắt có cảm giác sợ sang, sợ gió, khói bụi)
  • Lên chắp – lẹo: Chắp là một dạng u lành tính xuất hiện trên mi mắt, chắp làm mi mắt sưng phồng và đỉnh điểm là ở vùng bị tắc nghẽn các ống tuyến meibomius. Lẹo, là hiện tượng viêm cấp tính của tuyến bã quanh chân lông mi hoặc là tuyến lệ phụ ở chân lông mi hướng ra bờ mi, lẹo khiến mi mắt sưng, chạm vào thấy đau, có cảm giác nhức buốt, chân lông mi có mủ.

Tiến hành điều trị viêm mí mắt

  • Vệ sinh sạch vùng mắt
  • Sử dụng thuốc tra mắt tại chỗ
  • Chườm ấm giảm sưng đau, làm bệnh nhanh hết
  • Chích mủ dẫn lưu tuyến meibomius (khi cần)
viêm mí mắt trên 4
Dùng thuốc điều trị viêm mí mắt trên

Chú ý, dùng thuốc và chích mủ không tự ý thực hiện, cần tuân theo sự chỉ dẫn từ bác sỹ. Thuốc sau đó có thể tự mua theo đơn để dùng còn trích dẫn mủ chắc chắn phải được bác sỹ trực tiếp thực hiện để đảm bảo thành công và an toàn.

Biện pháp giúp phòng tránh viêm mí mắt

Để tình trạng viêm mi mắt trên không xảy hoặc không lặp lại nên tuân thủ theo biện pháp phòng tránh sau:

  • Luôn đảm bảo đôi mắt được sạch: Hãy vệ sinh làm sạch đôi mắt hàng ngày bằng việc rửa mặt, nhỏ nước muối 0,9%. Trong quá trình vệ sinh cần chắc chắn tay phải sạch, nước muối còn hạn sử dụng. Trong quá trình sinh hoạt, vận động làm việc không dùng tay hay các vật dụng khác dụi, gãi mắt
  • Khăn mặt sử dụng riêng: Khăn mặt cho dù bạn dùng lau mặt không dụi đến mắt nhưng vẫn phải đảm bảo sạch và dùng riêng
  • Tẩy trang sạch khi trang điểm vùng mắt: Sau một ngày dài hãy tẩy đi sạch sẽ lớp phấn trang điểm trên vùng mắt để các kí sinh trùng bám trên đó không có điều kiện xâm nhập làm hại mắt
  • Bảo vệ mắt cẩn thận khi ra ngoài: Ra ngoài nhớ đội mũ, đeo kính che chắn mắt cẩn thận trước khói bụi, bức xạ ánh nắng…

Các bạn phải biết rằng, viêm mí mắt không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nó lại rất dễ tái phát. Mỗi lần bệnh diễn ra tạo cho mắt cảm giác ngứa ngáy, rát, khô vô cùng khó chịu và trường hợp bị viêm mí mắt trên nặng còn có thể có mủ cản trở quá trình điều trị. Vậy nên, khi biết được những thông tin trên hãy chủ động điều trị, phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.

Website: Kinhnghiemlamdep.org