Mắt bị sưng mí dưới – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Mắt bị sưng mí dưới một tình trạng không bình thường của mắt có thể xuất hiện ở bất cứ ai không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đây là dấu hiệu của vấn đề gì? Khi gặp phải nhận biết như thế nào? Nên xử lý vấn đề ra làm sao? Nội dung bài viết mà kinhnghiemlamdep.org gửi tới dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.

Nhận diện tình trạng bị sưng mí mắt dưới

Mí mắt dưới là cấu trúc nằm bên dưới bờ mi dưới của mắt. Như bình thường, mí mắt dưới chỉ đơn thuần là một vùng da mịn màng, căng phẳng gắn liền với bờ mi mắt dưới cho dù có mở mắt, nhắm mắt hay chau mắt.

mắt bị sưng mí dưới 1
Mắt bị sưng mí dưới

Sưng mí mắt dưới, là hiện tượng mà khu vực bên dưới bờ mi mắt dưới có dấu hiệu sưng phồng, nổi cộm lên so với bình thường. Tình trạng sưng mí mắt dưới có thể nhẹ nhàng, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy, càng thấy rõ khi cười và sưng có phần nặng nề hơn, để bình thường cũng có thể dễ dàng nhận ra mí mắt dưới đang nổi cộm lên. Mí mắt dưới bị sưng làm đôi mắt trở nên khác thường, thu hẹp khả năng quan sát nhất là khi cười, nhìn tổng thể gương mặt dị dạng, già nua.

Mí mắt dưới bị sưng là biểu hiện của vấn đề gì?

Vậy, khi phát hiện bị sưng mí mắt đó là biểu hiện của vấn đề gì? Đó là 1 trong 13 vấn đề cơ bản sau:

  1. Lên lẹo ở mí mắt
  2. Mọc chắp ở mí mắt
  3. Bị dị ứng vùng mắt
  4. Mệt mỏi, kiệt sức
  5. Do khóc nhiều
  6. Do kích ứng với các sản phẩm trang điểm
  7. Do viêm mô tế bào hốc mắt
  8. Do mắc phải bệnh Graves
  9. Herpes mắt
  10. Do viêm bờ mi dưới
  11. Do bị tắc lệ đạo
  12. Do bị đau mắt đỏ
  13. Do tích tụ quá nhiều mô mỡ ở mí mắt dưới

Cách xử lý thông minh nhất khi bị sưng mí mắt dưới

Muốn xử lý dứt điểm tình trạng mắt bị sưng mí mắt dưới cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Ứng với 12 nguyên nhân gây ra, chia sẻ 12 cách thức xứ lý tốt nhất như sau:

  1. Lên lẹo ở mí mắt

mắt bị sưng mí dưới 2
Lên lẹo ở mí mắt dưới

Lẹo xuất hiện là do nhiễm trùng ở một tuyến trong mí mắt và loại lẹo lên phổ biến nhất là nhiễm trùng tuyến nước mắt ở dưới lông mi. Lên lẹo, mí mắt có biểu hiện sưng với 1 nốt đỏ, có cảm giác ngứa, đau và trong vài giờ hoặc vài ngày khối lẹo bắt đầu thay đổi hình dạng giống như mưng mủ (một số có đầu trắng).

Chữa trị lẹo, trong hầu hết các trường hợp không cần điều trị, chỉ cần thực hiện chườm ấm để có thể giảm cảm giác đau ngứa khó chịu, lẹo phát triển hết chu kì sẽ tự mất đi. Trong trường hợp mọc nhiều lẹo một lúc, lẹo rất đau, có kèm theo hình trạng sốt, giảm thị lực… cần đến bác sỹ để được thăm khám để có biện pháp hỗ trợ tốt hơn.

  1. Lên chắp ở mí mắt

mắt bị sưng mí dưới 3
Mí mắt dưới lên chắp

Lên chắp trông cũng giống như lên lẹo, nhưng nguyên nhân gây ra không phải vì nhiễm trùng mà do bít tắc tuyến bã nhờn. Người đã bị chắp thường sẽ lên nhiều lần, các nốt có thể khá lớn và chúng thường biểu hiện trong một vài ngày trông giống như nốt mụn mủ. Khi chắp mọc to, nó có thể làm giảm khả năng quan sát, gây đau, ngứa.

Giải quyết chắp, chườm ấm, giữ vệ sinh sạch sẽ cho mắt là cách hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu tình trạng chắm không hết sưng đau sau vài ngày hoặc có thêm những biểu hiện khác như là dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cần đi khám bác sỹ để được điều trị tốt hơn.

  1. Bị dị ứng vùng mắt

mắt bị sưng mí dưới 4
Bị dị ứng

Mí mắt có cảm giác ngứa ngáy, ửng đỏ, chảy nước mắt và kèm theo tình trạng sưng mí mắt đó là mắt đang bị dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng có thể do phấn hoa, bụi, lông thú… tuy không gây hại gì nhưng dị ứng khiến bạn có cảm giác cực kì khó chịu, phiền toán tại vùng mắt.

Cách điều trị tốt nhất cho tình trạng này là việc vệ sinh làm sạch mắt, nhỏ thuốc làm có chứa thành phần kháng sinh histamine vừa kháng viêm, làm sạch và làm dịu mắt (thuốc dung theo đơn của bác sỹ). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau cho mí mắt.

  1. Mệt mỏi, kiệt sức

mắt bị sưng mí dưới 5
Mệt mỏi, kiệt sức cũng làm mắt sưng húp

Kiệt sức, mệt mỏi tình trạng tưởng chừng như không liên quan này cũng có thể khiến mí mắt sưng húp. Giữ nước mắt qua đêm cũng có thể ảnh hướng đến mí mắt, khiến chúng trông sưng lên vào sáng hôm sau, đặc biệt là khi bạn ngủ không ngon giấc.

Điều trị tình trạng này rất dễ, lấy ngay mấy viên đá lạnh chườm luôn lên vùng mí mắt, trong lúc chườm thì nằm kê cao đầu. Sau đó, uống một ly nước để lấy lại sự tỉnh táo cho tinh thần, làm giảm ứ nước vậy là giảm sưng hẳn.

  1. Khóc

mắt bị sưng mí dưới 6
Khóc làm mắt bị sưng

Khóc có là một trạng thái biểu cảm quá đỗi bình thường của con người và bạn cần biết thêm, khóc nếu khóc quá nhiều và mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ li ti trong mắt và mi mắt. Hậu quả là, sau khi khóc xong không những mi mắt mà cả đôi mắt bỗng đỏ và sưng húp.

Biện pháp xử lý, nghỉ ngơi, chườm lạnh, nằm kê cao đầu thư giãn, uống nước.

  1. Kích ứng với các sản phẩm trang điểm

mắt bị sưng mí dưới 7
Sưng mí mắt do kích ứng với mỹ phẩm

Với các nàng có làn da nhạy cảm, kích ứng với những sản phẩm trang điểm không có gì lạ. Khi sử dụng những sản phẩm gây kích ứng lên mắt, mắt sẽ bị ngứa, đau, đỏ rồi sưng nề lên.

Xử lý tình trạng này, việc đầu tiên là làm sạch lớp mỹ phẩm đang gây kích ứng trên da mặt, vùng mắt. Sau đó sử dụng nước muối 0,9% dành cho mắt để làm sạch mắt, tuyệt đối không dụng các loại thuốc nhỏ mắt có thành phần hóa học khác để giảm đau vì nó có thể xảy ra phản ứng hóa học ngoài dự kiến với dư lượng mỹ phẩm vẫn chưa sạch hoàn toàn trên mắt. Nếu tình trạng kích ứng quá khó chịu cần đến gặp bác sỹ để được điều trị tốt nhất.

  1. Bị viêm mô tế bào hốc mắt

mắt bị sưng mí dưới 8
Viêm mô tế bào hốc mắt làm sưng mí mắt dưới

Là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt, nó có thể lan rất nhanh, tạo cảm giác rất đau. Bên cạnh đó, viêm mô tế bao hốc mắt còn khiến mắt bị đỏ và sưng mề mí mắt, quanh mắt.

Điều trị không thể tự mình làm được, cần có sự giúp đỡ chuyên môn từ các bác sỹ chuyên khoa và cần sử dụng thuốc kháng sinh để xóa viêm. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có thể phải dùng thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

  1. Mắc bệnh Graves

mắt bị sưng mí dưới 9
Mắc bệnh Graves

Bệnh là một rối loạn nội tiết tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này làm cho tuyến giáp giải phóng nhầm các tế bào để chống lại một nhiễm trùng (tưởng tượng) ở mắt, kháng thế giải phóng ra có thể gây sưng và viêm trong mắt.

Giải quyết hiệu quả nhất bệnh Graves cần thực hiện phẫu thuật tuyến giáp và sử dụng các loại thuốc khác nhau theo chỉ định từ bác sỹ chuyên môn.

  1. Mắc bệnh Herpes mắt

mắt bị sưng mí dưới 10
Mắc bệnh perpes

Đây là bệnh nhiễm trùng do vi-rút herpes trong và xung quanh mắt gây ra. Ai cũng có thể mắc, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Mắc bệnh Herpes mắt trông khá giống với bệnh đau mắt đỏ, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng tạo ra những tổn thương rõ rệt.

Chữa trị bệnh Herpes mắt, cần gặp bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và nhận phác đồ điều trị. Thường thì, bác sỹ cần lấy bệnh phẩm để nuôi cấy tìm virus, tuy rằng không thể loại hết loại virus này ra khỏi cơ thể, nhưng việc chữa trị sẽ kiểm soát được vấn đề, giúp mắt trở lại trạng thái bình thường.

  1. Bị viêm bờ mi

mắt bị sưng mí dưới 11
Mắt bị viêm bờ mi sưng tấy

Vi khuẩn sẵn có trong và xung quanh mắt khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển nhiều và dẫn đến tình trạng bị viêm bờ mi. Những người bị viêm bờ mi có thể có lông mi nhờn, có vảy giống như gàu xung quanh lông mi và kèm theo đó là cảm giác vướng bận, đau sưng rất khó chịu.

Điều trị viêm bờ mi, bác sỹ cho biết đây là bệnh mãn tính không chữa khỏi được, chỉ có thể kìm nén sự phát triển của nó để mắt có thể hoạt động bình thường mà không có cảm giác vướng bận, khó chịu. Điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn từ bác sỹ hãy vệ sinh sạch sẽ mắt, tẩy trang kỹ nếu trang điểm vùng mắt và chườm ấm để giảm sưng mí mắt.

  1. Do tắc lệ đạo

mắt bị sưng mí dưới 12
Tắc tuyến lệ

Là tình trạng ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt không thể thoát ra ngoài được dẫn đến đỏ, đau và sưng mí mắt. Nhiều người bị tắc lệ đạo còn có thể xuất hiện nhiều rỉ mắt, mí mắt dính vào nhau ngay cả khi đang mở và tình trạng này xảy ra rất phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi, sau độ tuổi này sẽ được cải thiện dần.

Giải quyết sưng mí mắt do tắc lệ đạo, chườm ấm là cách bạn nên làm. Hơi ấm vừa giúp giảm sưng vừa giúp thoát nước mắt. Sau đó, nhẹ nhàng massage để làm giảm áp lực và giúp thoát hết nước mắt ứ đọng chưa ra hết. Với những trường hợp tắc lệ đạo mãi không khỏi, có dấu hiệu nhiễm trùng cần đến gặp bác sỹ để được điều trị bằng các biện pháp chuyên môn ngay.

  1. Bị đau mắt đỏ

mắt bị sưng mí dưới 13
Sưng vì đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm ở kết mạc mắt (phần mô mỏng, trong suốt lót trong mí mắt, phủ lên nhãn cầu). Bị đau mắt dỏ, mắt thường có màu đỏ hoặc hồng, có cảm giác đau rát, ngứa ngáy và sưng nề.

Điều trị, thực tế bị viêm kết mạc thường tự hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, để chúng không tạo cảm giác quá khó chịu các bạn hãy vệ sinh sạch sẽ mắt, không trang điểm trong thời gian này, tránh dụi mắt và chạm vào mắt. Trường hợp sau 7-10 ngày đau mắt đỏ không khỏi mà có những biếu hiện phức tạp hơn cần đi gặp bác sỹ để được kê đơn thuốc kháng sinh điều trị.

13. Do tích tụ quá nhiều mô mỡ ở mí mắt dưới

mắt bị sưng mí dưới 13
Tích tụ nhiều chất béo (mỡ) ở mí mắt dưới

Mỡ là một phần không thể thiếu trong sự sống, đối với vùng mắt mỡ là phần lót đệm bảo vệ an toàn cho mắt trước những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, việc mỡ tích tụ quá nhiều so với bình thường sẽ làm cho bọng mắt (mí mắt dưới) sưng lên, điều này thực tế không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó gây mất thẩm mỹ.

Điều trị, có rất nhiều cách để các bạn chọn lựa từ việc bôi kem tan mỡ, massage cho tới phẫu thuật bóc bọng mỡ mí mắt. Tùy thuộc vào thực trạng bọng mỡ mí mắt đến đâu để sử dụng cách thức cho hiệu quả tốt nhất. Thường, những giải pháp như dùng kem, massage sẽ dùng tốt cho tình trạng mí mắt mới tích tụ ít mỡ, còn khi mỡ tích tụ nhiều hẳn cần làm phẫu thuật. Việc xâm lấn bóc tách sẽ giúp lấy đi toàn bộ tổ chức mô mỡ thừa đồng thời giúp loại cả da mí mắt chảy xệ trẻ hóa vùng mắt hiệu quả tối đa.

>>> Cách làm tan mỡ mí mắt tốt nhất

Mắt bị sưng mí dưới, tưởng chừng như đơn giản nhưng đây lại là đặc điểm nhận biết của rất nhiều vấn đề của đôi mắt. Sớm nhận diện, sớm phát hiện, sớm điều trị những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong vấn đề này. Hãy bảo vệ đôi mắt, cửa ngõ để cả thế giới đến với bạn.

Chúc các bạn sức khỏe, thành công!